3.2.3 Môi Trường Tự Nhiên
Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp,do vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Đó là các yếu tố như khí hậu thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường,…
1. Ô nhiễm môi trường
Vào những năm 60, dư luận thế giới đã cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của của con người gây ra.
Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường ra đời và đã hoạt động tích cực nhằm hạn chế những ô nhiễm do chất thải của các ngành công nghiệp và chất thải tiêu dùng gây ra.
Trước tình thế đó, các ngành sản xuất hàng hóa cũng bắt đầu phải thay đổi công nghệ sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trường như sử dụng bao bì để tái chế; sử dụng xăng không chì; sử dụng hệ thống lọc nước, khi thải.
Các sản phẩm “thân thiện với môi trường” như xe đạp điện, ô tô điện, ô tô khí ga, xăng không chì,… ngày càng xuất hiện nhiều và đang chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng và xã hội.
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên nặng nề, được xã hội quan tâm lo lắng.
2. Tình hình khan hiếm nguyên liệu, nhiên liệu
Các nguyên nhiên liệu truyền thống như vàng, bạc, sắt, thép, đồng, dầu mỏ, than đá,… ngày càng cạn kiệt.
Điều này buộc các công ty sử dụng các nguyên, nhiên liệu đó phải chi phí nhiều hơn do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với chi phí cho các đầu tư nghiên cứu tìm các nguyên liệu mới thay thế.
Năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho các ngành sản xuất mới.
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thế giới đã tăng nhanh chóng.
Đây là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều xăng dầu, nhưng cũng là động lực để các doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm mới như xe chạy bằng ga, điện,…
3. Sự can thiệp của luật pháp
Nhà nước ngày càng can thiệp bằng pháp luật vào công cuộc bảo vệ môi trường và đảm bảo cho xã hội sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý.
Các bộ luật mới ra đời nhằm bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai, biển, rừng, chim muông, thú quý hiếm. Nhiều khu vườn quốc gia mới ra đời tạo nên những môi trường bình yên cho các loại động thực vật phát triển.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã hội và của các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm các giải pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo vệ tài nguyên, môi trường.
3.2.4 Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng mang lại cho con người nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp.
1. Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại.
Do vậy, công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Các doanh nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh tranh với doanh nghiệp cũ chậm chạp.
Các doanh nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh tranh với doanh nghiệp cũ như là một chiến lược thọc sườn.
Máy photocopy ra đời đã làm thiệt hại cho ngành sản xuất giấy than, máy chữ.
Đồng hồ điện tử của Nhật đã một thời từng làm điêu đứng ngành sản xuất đồng hồ cơ học của Thụy Sĩ.
Trong lĩnh vực điện tử viễn thông, các con chip nhỏ với giá cả ngày càng hạ, các tuyến cáp quang dung lượng ngày càng lớn với giá ngày càng rẻ đã tạo ra cuộc cách mạng trong tin học và viễn thông.
Điều này dẫn đến một loạt các dịch vụ mới ra đời làm thay đổi bộ mặt xã hội.
Thẻ trả trước điện tử cho dịch vụ điện thoại di động đã kích thích nhu cầu của khách hàng, làm cho tỷ lệ thuê bao di động trả trước tăng lên chóng mặt và đạt con số 70% tổng số thuê bao di động toàn quốc vào cuối năm 2001.
2. Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. Công nghệ truyền thông số hóa, tin học hóa, quang hóa phát triển nhanh chóng làm cho giá cả các thiết bị viễn thông giảm nhanh và chất lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các dịch vụ đa dạng.
3. Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ: Viễn thông – Tin học – Truyền thông đã và đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là internet mang lại nhiều dịch vụ viễn thông mới cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền thống.
Tương tự như vậy, xu hướng hội tụ giữa Bưu chính truyền thống – Tin học và Viễn thông cũng mang lại cho xã hội các dịch vụ mới là bưu chính điện tử.
4. Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới.
Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho quốc gia.
Mỹ là nước đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học và thử nghiệm sản phẩm mới.
Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho quốc gia.
Mỹ là nước đầu tư lớn nhất cho nghiên cứu khoa học và thử nghiệm sản phẩm mới.
Đây là một trong các nguyên nhân giúp nền kinh tế Mỹ trở thành một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh mạnh nhất thế giới.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các nhà quản trị Marketing phải luôn theo dõi sự biến đổi của công nghệ mới để giữ vị trí tiên phong trên thị trường.
Việc Vietel mở dịch vụ 178 trước so với VNPT là một bước đột phá thắng lợi của Vietel vào thị trường điện thoại liên tỉnh của Việt Nam.
Ví dụ:
– Điện thoại công nghệ VoiIP cạnh tranh mạnh với điện thoại đường dài truyền thống.
– E-mail, e-card cạnh tranh với thư, bưu ảnh, bưu thiếp truyền thống.
– Điện thoại di động nội vùng cạnh tranh với điện thoại cố định, điện thoại di động.
– Thương mại điện tử ảnh hưởng đến Bưu chính truyền thống.
– Báo điện tử cạnh tranh với báo chí truyền thống.
– City phone cạnh tranh với điện thoại cố định,…
3.2.5 Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ hống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ quan điều hành của Nhà nước.
Tác động của môi trường chính trị pháp luật đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nên kinh tế quốc dân.